29-10-2015, 08:58 AM
|
Đầy Tớ Của Nhân Dân
Facebook: https://www.facebook.com/tuthienbaocom
|
|
|
|
|
Giải bài tập sinh học 7 bài 13 - Giun đũa
Câu 1. Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan
Sự khác nhau giữa giun đũa và sán lá gan
Sán lá gan
- cơ thể hình lá dẹp màu đỏ
- các giác bám phát triển
- có 2 nhánh ruột vừa tiêu hóa vừa dẫn thức ăn nuôi cơ thể không có hậu môn
- sinh sản lưỡng tính (có bộ phận đực và cái riêng, có tuyến noãn hoàng) đẻ 4000 trứng mỗi ngày
Giun đũa
- cơ thể thon dài 3 đầu thon lại (tiết diện ngang hình tròn )
- có lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể
- ống tiêu hóa bắt đầu từ miệng kết thúc ở hậu môn
- sinh sản phân tính, tuyết sinh dục đực và cái đều ở dạng ống, thụ tinh trong,con cái đẻ khoảng 200000 trứng mỗi ngày
Câu 2. Nêu tác hại của giun đũa với sức khỏe con người
Tác hại của giun đũa với sức khỏe con người
Chúng lấy chất dinh dưỡng của người gây tắc ruột,tắc ống mật và tiết độc tố gây hại cho người. Nếu có người mắc bệnh thì có thể coi đó là ổ truyền bệnh cho cộng đồng, vì từ người đó sẽ có rất nhiều trứng giun thải ra ngoài môi trường và có nhiều cơ hội (qua ăn rau sống không rửa tay trước khi ăn) đi vào người khác
Câu 3 Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa ở người
Các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người là
Ăn ở sạch sẽ. không ăn rau sống chưa qua sát trùng, không uống
nước lã rửa tay trước khi ăn. Thức ăn phải để trong lồng bản, Vệ sinh
sạch sẽ (tay, chân và đồ dùng frong nhà không để bụi bám vào), trừ diệt
ruổi nhặng, xây hố xí phải bảo đảm vệ sinh một cách khoa học (hố xí tự
hoại hoặc 2 ngăn…). Phòng chống giun đũa kí sinh ở một người là vấn
đề chung của xã hội, Cộng đồng mà mổi người phải quan tâm thực hiện.
Vòng đời của giun
Giun cái đẻ khoảng 200.000 trứng/ngày ở ruột non và trứng ra ngoài đất theo phân. Trong đất ẩm, ở nhiệt độ 20 – 35oC trứng mất 2 – 4 tháng để phát triển thành ấu trùng. Nếu ở nhiệt độ lý tưởng 250C, quá trình này chỉ mất 3 tuần. Khi vào được cơ thể, ấu trùng thoát ra khỏi vỏ trứng ở tá tràng, đi xuyên qua thành ruột, vào mạch máu và đi theo dòng máu đến gan, đến tim phải, lên phổi là lột xác 2 lần sau 5 ngày. Ấu trùng tiếp tục làm vỡ các mau quản phổi, đi qua phế nang để vào phế quản và ngược lên đến khí quản và thực quản và được nuốt trở lại ruột non và trưởng thành tại đây.
CÂU HỎI
Câu 1 : Giun cái dài và mập hơn giun đực có ý nghĩa sinh học gì ?
Câu 2 : Nếu giun đũa thiếu lớp vỏ cuticun thì số phận nó sẽ như thế nào?
Câu 3 : Ruột thẳng và kết thúc tại hậu môn ở giun đũa so với ruột phân nhánh ở giun dẹp ( chưa có hậu môn ) thì tốc độ tiêu hóa ở loài nào cao hơn ? Tại sao ?
Câu 4 : Nhờ đặc điểm nào giun đũa chui được vào ống mật và hậu quả sẽ như thế nào đối với người ?
TRẢ LỜI
1. Giun cái mập hơn giun đực có ý nghĩa là giun cái đẻ rất nhiều nên phải cần cơ thể to lớn để chứa trứng ==> ý nghĩa về sinh sản
2. Nếu giun không có lớp vỏ cuticun bên ngoài thì nó sẽ bị dịch tiêu hoá ở ruột non người tiêu diệt
3. Ruột thẳng ở giun đũa khiến nó tiêu hoá thức ăn nhanh hơn, vì thức ăn khi vào ruột của giun đũa sẽ vừa tiêu hoá vừa nuôi cơ thể mà ruột giun đũa lại thẳng chứ không chằng chịt như ở ruột giun dẹp nên nó tiêu hoá thức ăn nhanh hơn
4. Nhờ đặc điểm cơ thể như chiếc đũa, thuôn hai đầu nên giun đũa chui được vào ống mật. Hậu quả cơ thể vật chủ ngày càng ốm yếu, da dẻ xanh xao, gây đau bụng, đôi khi gây tắc ống mật và tắc ruột
-Ruột thẳng và kết thúc tại hậu môn ở giữa giun đũa so với ruột phân nhánh run dẹp(chưa có hậu môn) thì tốc độ tiêu hoá của loài nào cao hơn? Tại sao?
-Rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống có liên quan gì đến bệnh giun đũa?
-Tại sao y học khuyên mỗi người nên tẩy giun từ 1-2 lần trong 1 năm?
- Ruột thẳng ở giun đũa khiến nó tiêu hoá thức ăn nhanh hơn, vì thức ăn khi vào ruột của giun đũa sẽ vừa tiêu hoá vừa nuôi cơ thể mà ruột giun đũa lại thẳng chứ không chằng chịt như ở ruột giun dẹp nên nó tiêu hoá thức ăn nhanh hơn
- Rửa tay sạch để tiêu diệt mầm bệnh kí sinh giun sáng có trong tay của ta , hơn nữa trong rau sống có nhiều mầm bệnh kí sinh trùng mà bằng mắt thường ta khó phát hiện
- Giun đũa có một đoạn vòng đời ngoài cơ thể người mắc bệnh (cụ thể trứng giun sẽ theo phân ra ngoài và phát tán trong môi trường). Ở những vùng dân cư có môi trường vệ sinh không tốt lắm, người ta sẽ có thể mắc bệnh giun lại (tái mắc) sau khi đã tẩy giun. Do vậy người ta khuyên nên tẩy giun đũa ít nhất 1-2 lần trong năm. Ở những vùng bị nhiễm nặng có thể khoảng 3 tháng, người ta tẩy một lần
Vì sao trâu, bò nước ta mác bệnh sán lá gan nhiều?
- Chúng sống và làm việc ở môi trường đất ngập nước, trong đó có nhiều ốc nhỏ là vật chú trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan.
- Trâu bò ở nước ta thường uống nước và gặm cỏ trực tiếp ngoài thiên nhiên, ở đó có rất nhiều kén sán, sẽ được đưa vào cơ thể bò.
|
|
|
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM
|
ADS
© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay,
truyen tranh online,
ebook,ebook ngon tinh,
van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
|