Làm gì khi trẻ nói không Trần Nhuệ Nhập và tạo Ebook: Lê Thành Trung Bản quyền Tiếng Việt © Công ty Cổ phần sách Thái Hà Không phần nào trong xuất bản phẩm này được phép sao chép hay phát hành dưới bất kỳ hình thức hoặc phương tiện nào mà không có sự cho phép trước bằng văn bản của đơn vị chủ quản NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI Địa chỉ: Ngõ Hòa Bình 4, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: (84 – 4) 3624 6913 Fax: (84 – 4) 3624 6915
Lời nói đầu
Thời trung cổ, người phương Tây cho rằng trẻ em là những người lớn tí hon, vì vậy mọi chuyện liên quan đến trẻ em từ chuyện ăn uống đến cách giáo dục đều là bản thu nhỏ của người trưởng thành, cho đến khi Rousseau [1] nhận định, trẻ em có thế giới riêng của chúng. Trong tác phẩm nổi tiếng Emile, or on education (Emile hay là về giáo dục) [2] của mình, ông giáo dục chúng ta bằng những lời thấm thía: “Người lớn không hiểu chút gì về trẻ em, có quan niệm sai lầm về chúng, vì thế càng đi càng dấn sâu vào sai lầm. Những người sáng suốt nhất cũng đi nghiên cứu xem người trưởng thành biết làm gì, nhưng lại không hề xem xét xem khả năng của trẻ em sẽ có thể học được điều gì, họ luôn đối xử với trẻ em như người lớn mà không hề nghĩ rằng chúng chưa hề lớn”. Để hiểu được trẻ, chúng ta cần phải thức tỉnh tuổi thơ trong mình, nhớ lại việc mình đã từng là trẻ em. Quá trình đó tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế lại gặp không ít khó khăn, dù biết tuổi thơ mình là như thế nhưng để hồi ức về nó, sống lại với nó ngay lúc này thì không thể. Thứ nhất, không ít người đã quên chính tuổi thơ của mình; thứ hai, dù có nhớ thì đó cũng không hoàn toàn là niềm vui. Hơn nữa, nhớ về tuổi thơ để đặt mình vào vị trí đứa trẻ là chuyện khiến người ta mệt mỏi. Vì thế khi dạy dỗ trẻ cha mẹ luôn cho mình ở thế cao hơn. Những cuốn sách bàn về giáo dục
Pass:
tuthienbao.com(Không copy link để tải)
Download:
Đối với link từ google.com các bạn không biết tải thì xem cái này: Click Here
DOWNLOAD